KẾ HOẠCH Tuyên truyền phổ biến pháp luật Năm học 2021 – 2022
Thứ sáu - 01/10/2021 14:42
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 140/KH-THCSVK
Hà Đông, ngày 8 tháng 10 năm 2021
KẾ HOẠCH Tuyên truyền phổ biến pháp luật Năm học 2021 – 2022
Căn cứ Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp hướng dẫn về việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Thực hiện Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 09/3/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2022” trên địa bàn thành phố Hà Nội; Công văn số 3323/SGDĐT-VP ngày 20/9/2021 của Sở GDĐT Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế năm học 2021-2022, Công văn số 973/PGDĐTngày 23 tháng 9 năm 2021 của Phòng GDĐT hướng dẫn các đơn vị trường học thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế năm học 2021-2022. Trường THCS Văn Khê xây dựng Kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm học 2021-2022 như sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mục đích: - Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong toàn trường, nhằm góp phần ổn định môi trường giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục. - Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường nắm được các nhiệm vụ của công tác pháp chế mà nhà trường cần phải tổ chức thực hiện. - Nhà trường thực hiện triển khai tới các đoàn thể, tổ chuyên môn nắm được cách thức tổ chức, triển khai, kiểm tra, đánh giá công tác pháp chế hằng năm nhằm đưa công tác pháp chế hoạt động ổn định, đạt hiệu quả. Thúc đẩy hoạt động quản lý, giáo dục của nhà trường đi vào nề nếp. - Tăng cường công tác pháp chế, đảm bảo cho nhà trường hoạt động tuân thủ theo pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, nhà giáo, người lao động và học sinh trong nhà trường. 2. Yêu cầu: - Phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh trong toàn trường. - Lựa chọn nội dung giáo dục pháp luật phù hợp, có hệ thống và bảo đảm hiệu quả thiết thực; nội dung trọng tâm là các quy định pháp luật về giáo dục mới ban hành; các quy định pháp luật mới về cán bộ, công chức, viên chức; Luật Giáo dục; Luật lao động; Điều lệ trường THCS; Thông tư, hướng dẫn quy chế dân chủ, thi đua khen thưởng, tài chính, tài sản công, quản lý dạy thêm, học thêm; nội quy, quy chế trong đơn vị, các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành, tiết kiệm chống lãng phí… II. NHIỆM VỤ CHUNG 1. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác pháp chế tại nhà trường, phân công cán bộ, giáo viên làm công tác pháp chế của trường và phát huy hiệu quả của công tác pháp chế. Kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2021 - 2022. Tiếp tục triển khai thực hiện “Ngày pháp luật”. 2. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) ngành GDĐT Hà Nội theo Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2018-2022”. Phát huy nhân rộng mô hình, đổi mới, đa dạng các hoạt động tuyên truyền PBGDPL; triển khai thực hiện có hiệu quả Ngày Pháp luật trong nhà trường. 3. Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) liên quan đến nhà trường: Luật Giáo dục năm 2019, các Nghị định, Thông tư, Quyết định lĩnh vực giáo dục để cán bộ, giáo viên, học sinh thực hiện, góp phần xây dựng nhà trường dân chủ, kỷ cương, nền nếp. 4. Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1510/QĐ-UBND ngày 14/4/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực: giáo dục và đào tạo; quy chế thi, tuyển sinh; hệ thống văn bằng chứng chỉ thuộc thẩm quyền giải quyết của sở GDĐT, UBND cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5. Xây dựng nhà trường an toàn, không có cán bộ, giáo viên, học sinh vi phạm pháp luật. III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ 1.Kiện toàn nhân lực công tác pháp chế: - Thành lập Ban tuyên truyền PBGDPL của nhà trường, xây dựng kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm học 2021 - 2022. - Phân công bà Lê Thị Đông- Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác pháp chế và bà Nguyễn Thị Thuý Vân - Chủ tịch CĐ thực hiện công tác pháp chế tại nhà trường, tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế, tuyên truyền PBGDPL do Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Sở Tư pháp hoặc các cơ quan chuyên môn khác của Thành phố, quận tổ chức. - Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cán bộ đầu mối làm công tác pháp chế, tuyên truyền PBGDPL; 2. Công tác xây dựng văn bản Nhà trường căn cứ các văn bản QPPL của UBND quận đang thực hiện liên quan đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh. Xây dựng hướng dẫn cụ thể, chi tiết để nghiêm túc triển khai thực hiện đối với giáo viên và học sinh tại trường, tham gia góp ý vào các dự thảo văn bản QPPL theo quy định của cấp trên - Nhà trường chủ động tổ chức tập huấn về xây dựng văn bản (Quyết định, thông báo, quy chế, báo cáo…) đảm bảo đúng thể thức, đúng thẩm quyền theo Nghị định 30/2021/NĐ-CP ngày 05/3/2021 của Chính phủ về công tác văn thư. 3. Công tác kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản 3.1. Đối với văn bản QPPL Nhà trường lập hồ sơ theo dõi, rà soát các văn bản Quy phạm pháp luật. Chủ động kiểm tra, rà soát các văn bản QPPL có liên quan đến Ngành do cơ quan có thẩm quyền ban hành, nhằm kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung khắc phục những hạn chế trong các văn bản QPPL hiện hành. 3.2. Đối với văn bản hành chính Tiến hành rà soát các văn bản hành chính do Thủ trưởng cơ quan ban hành trong năm học 2021-2022 như: Quyết định, công văn, hướng dẫn, thông báo, quy chế, điều lệ. Tự kiểm tra về thể thức, thẩm quyền ban hành (theo Nghị định số 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ); kịp thời xử lý văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật do Thủ trưởng cơ quan ban hành. 4. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật - Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2022”; Kế hoạch số 365/KH-SGDĐT ngày 06/02/2021 của Sở GDĐT về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; công tác bồi thường Nhà nước; công tác Tư pháp ngành GDĐT Hà Nội năm 2021; - Kịp thời phổ biến các quy định pháp luật mới liên quan đến GDĐT và các quy định pháp luật phù hợp với từng đối tượng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Luật phòng chống tham nhũng giai đoạn 2019-2022; Luật An ninh mạng, Thông tư số 11/2021/TT-BGDĐT; - Nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ, trật tự văn minh đô thị, an ninh, an toàn trường học; phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, phòng chống tác hại của thuốc lá, ma túy; - Gắn giáo dục pháp luật với đẩy mạnh tuyên truyền Quy tắc ứng xử của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường, nơi công cộng; tham gia môi trường mạng xã hội; những thông tin về cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử của Thành phố; sử dụng các dịch vụ công mức độ 3, 4 lĩnh vực giáo dục và đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin; - Lên kế hoạch tổ chức các buổi ngoại khóa/học kỳ về các Luật liên quan đến học sinh như: phòng chống tác hại của thuốc lá; an toàn giao thông; quyền và bổn phận trẻ em; phòng chống ma túy, HIV/AIDS cho học sinh; tổ chức có hiệu quả Ngày pháp luật năm 2021; Tham gia dự các môn thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi bộ môn Giáo dục công dân, tham dự Ngày pháp luật và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tham gia đầy đủ các cuộc thi do Sở GD&ĐT hoặc các Sở ngành của Thành phố - Đẩy mạnh hoạt động của Câu lạc bộ “Thanh niên với pháp luật” và xây dựng chương trình hoạt động theo năm học; tuyên truyền pháp luật qua tờ gấp về phòng chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt là tuyên truyền xử lý theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ cho học sinh toàn trường - Bổ sung nâng cao chất lượng hoạt động của tủ sách pháp luật tại thư viện. Xây dựng và duy trì chuyên mục “Phổ biến, giáo dục pháp luật” trên trang website của đơn vị; - Đa dạng hóa hình thức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường xã hội hóa trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường: Công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên đầu mối về tuyên truyền PBGDPL, giáo viên chủ nhiệm lớp trong triển khai tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh; 5. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật Hiệu trưởng triển khai tuyên truyền, phổ biến các luật, các quy định của Nhà nước, chú ý vấn đề thu - chi, vấn đề tuyển sinh, chuyển trường, dạy thêm, học thêm, an toàn thực phẩm, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Nhà trường xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật riêng hoặc lồng ghép vào kế hoạch tuyên truyền phổ biến GDPL của đơn vị; Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ký cam kết không vi phạm pháp luật. 6. Công tác cải cách thủ tục hành chính - Tiếp tục chỉ đạo nhà trường thực hiện công khai đầy đủ các thủ tục hành chính tại Quyết định số 1510/QĐ-UBND ngày 14/4/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố và Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND ngày 04/9/2021 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Nhà trường quan tâm đến việc giải quyết các TTHC cho người dân qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Thành phố. Đảm bảo 100% TTHC thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; phấn đấu có ít nhất 90% số hồ sơ của tổ chức, công dân được tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và giải quyết dứt điểm, không có hồ sơ tồn đọng; - Nhà trường công khai quy trình giải quyết các TTHC của Sở tại các Quyết định như Cấp lại bản sao văn bằng cho học sinh; chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp, xác minh văn bằng chứng chỉ; chuyển trường cho học sinh; đăng ký thi THPT quốc gia… các việc hành chính của trường liên quan đến người dân như tuyển sinh, lịch trả bằng tốt nghiệp, xin mượn học bạ, xác nhận học bạ, xin xác nhận là học sinh của trường, cấp lại các loại giấy chứng nhận… tại phòng văn thư hành chính, phòng tiếp dân, trên Website của đơn vị. - Hằng năm, trình cấp trên các kiến nghị về đơn giản hóa những thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đang thực hiện. nhà trường phối hợp với Phòng GDĐT quận rà soát, đánh giá quy định các thủ tục hành chính trọng tâm trong năm 2021, năm 2022 theo chỉ đạo của UBND Thành phố. 7. Công tác thi đua - khen thưởng Nhà trường tự đánh giá, chấm điểm thi đua Công tác pháp chế khi kết thúc năm học 2021-2022. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Hiệu trưởng phân công đồng chí phu trách công tác phép chế xây dựng kế hoạch thực hiện công tác pháp chế tại đơn vị và triển khai thực hiện theo quy định. - Thành lập Ban tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại trường; Xây dựng Kế hoạch PBGDPL và triển khai thực hiện. - Báo cáo kết quả thực hiện công tác pháp chế tại đơn vị theo định kỳ và khi cấp trên yêu cầu. Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm học 2021 - 2022 của trường THCS Văn Khê. Nhà trường yêu cầu các thành viên trong Ban thực hiện công tác pháp chế nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: - Phòng GDĐT (để b/c); - Các bộ phận (để t/h); - Lưu VT, đăng Website./.
CỔNG THÔNG TIN TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ Địa chỉ: Đường Phan Đình giót - La Khê - Hà Đông - Hà Nội. Điện thoại: 0243.824.042 Email:c2vankhe-hadong@hanoiedu.vnWebsite:thcsvankhe.edu.vn