Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử ngày sách Việt Nam, ngày sách và bản quyền thế giới

Thứ hai - 19/04/2021 15:23

Tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử ngày sách Việt Nam, ngày sách và bản quyền thế giới

   UBND QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
NGÀY SÁCH VIỆT NAM, NGÀY SÁCH VÀ BẢN QUYỀN THẾ GIỚI

Hoà trong không khí cả nước tổ chức ngày sách Việt Nam lần thứ 8, hôm nay trường THCS Văn Khê phát thanh tuyên truyền măng non về ý nghĩa lịch sử Ngày sách Việt Nam, ngày sách và bản quyền Thế giới với chủ đề “ Đọc sách cho ngày mai”.
Như chúng ta đã biết, trong đời sống tinh thần của mỗi người, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận. Dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Có thể nói sách là những người bạn gần gũi chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn của mỗi người. Và đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết không thể thiếu của mỗi con người. Ở thời đại nào, con người cũng lấy việc học, và đọc sách là một trong những phương cách để hoàn thiện nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Cha ông ta đã coi việc đọc sách là một hành vi văn hóa cao đẹp. Từ đọc sách, sưu tầm sách, xây dựng tủ sách, thư viện là một phần của việc hình thành văn hóa đọc. Văn hóa đọc là một trong những nguồn năng lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững. Cổ nhân xưa khuyên rằng: “Hãy tích cực đọc sách để mở mang tri thức, rèn luyện nhân cách”.
Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây thật sự là niềm vui lớn cho những người yêu sách.
 
Ngày Sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
Việc lấy ngày 21/4 là ngày Sách Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, một Danh nhân văn hóa, các tác phẩm của Người có giá trị không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn ngày Sách Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới (23/4), nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. Việc tổ chức ngày Sách Việt Nam vào dịp này thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại, sẽ hấp dẫn và lôi cuốn độc giả.
Trên đây là sự ra đời và ý nghĩa của ngày Sách Việt Nam, nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét đẹp văn hoá trong xã hội học tập.
Khẳng định giá trị, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hoá đọc trong mọi tầng lớp xã hội. Chúng ta là một đơn vị giáo dục chúng ta hãy hưởng ứng tích cực để đẩy mạnh phong trào học tập.
Một lần nữa, tôi mong muốn quý bạn đọc hãy đến thư viện trường THCS Văn Khê để đọc sách hàng ngày, hàng giờ và hàng tuần theo lịch đọc của các khối lớp. Hiện nay ở thư viện của nhà trường có rất nhiều các loại sách mới, kính mời các thầy cô giáo và các bạn đến đọc và tham khảo. Cuối cùng, tôi mong các bạn học sinh hãy hưởng ứng và thực hiện “Ngày sách Việt Nam” bằng hành động cụ thể như: quyên góp sách giáo khoa, sách tham khảo, sách truyện cũ,… để ủng hộ cho các trường học vùng sâu, vùng xa và các vùng miền núi còn gặp nhiều khó khăn, đồng thời tích cực tham gia hưởng ứng cuộc thi “Kể chuyện theo sách”của nhà trường.
Kính mong phong trào văn hóa đọc ở trường THCS Văn Khê phát triển góp phần vào việc giảng dạy và học tập đạt kết quả cao.
Xin chân thành cảm ơn !
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

Số 2856/QĐ-UBND

Khung thời gian năm học 2022 - 2023

Thời gian đăng: 26/08/2022

lượt xem: 1240 | lượt tải:339

Số 297/KH-UBND

Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn quận Hà Đông năm 2021 - 2022

Thời gian đăng: 13/11/2021

lượt xem: 1602 | lượt tải:465

Số 3668/HDLN: SGDĐT-YT

Hướng dẫn liên ngành về CT phòng, chống dịch Covid-19 khi học sinh quay trở lại trường học trong điều kiện bình thường mới

Thời gian đăng: 13/11/2021

lượt xem: 1300 | lượt tải:368

TT số 22/2021/TT-BGDĐT

Thông tư số 22 quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT

Thời gian đăng: 15/09/2021

lượt xem: 1574 | lượt tải:542

Số: 58/2011/TT-BGDĐT

1822 TT_58 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông

Thời gian đăng: 03/10/2020

lượt xem: 1861 | lượt tải:594

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập13
  • Hôm nay251
  • Tháng hiện tại41,507
  • Tổng lượt truy cập3,171,223

CỔNG THÔNG TIN TRƯỜNG THCS VĂN KHÊ
Địa chỉ: Đường Phan Đình giót - La Khê - Hà Đông - Hà Nội. Điện thoại: 0243.824.042
Email: c2vankhe-hadong@hanoiedu.vn        Website:thcsvankhe.edu.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây